NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền mục đích hoạt động của Hiệp hội.
2. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ Hiệp hội đã được phê duyệt.
3. Vận động, tập hợp hội viên cũng như các tyaangf lớp nhân dân tham gia tích cực vào công tác bảo tồn, phát triển bền vững ngành nghề gốm truyền thống, lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.
4. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội; làm đầu mối phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp là hội viên của hiệp hội, thúc đẩy liên doanh, liên kết cùng có lợi; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chủa hội viên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh; trong tranh chấp thương mại, hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các hội viên hoặc trong nội bộ Hiệp hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội và theo đúng qui định của pháp luật; làm cầu nối tập hợp, đề đạt đến cơ quan Nhà nước các yêu cầu, kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển nghề gốm truyền thống.
6. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến các chủ trương, chính sách pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển nghề gốm; tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp các thông tin về kinh tế, thị trường, khoa học công nghệ, xu hướng mẫu mã sản phẩm.
7. Hợp tác với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề có liên quan trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật để hỗ trợ phát triển nghề gốm một cách bền vững.
QUYỀN HẠN
1. Tham gia thực hiện công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo qui định của pháp luật.
2. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề tài của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo qui định của pháp luật.
3. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo qui định của pháp luật.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo qui định pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo qui định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
6. Được gây quĩ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của Hội viên và cac nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo qui định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
7. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo qui định pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.
8. Được gia nhập các tổ chức chính trị - xã hội, Hiệp hội ngành nghề khác trong nước.