Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
Nước ta đã trồng cây biến đổi gen chưa
Cập nhật: 05-04-2012 12:12
Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã chính thức trồng cây biến đổi gen. Năm 2010, diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới là 148 triệu ha, (tăng 14 triệu ha so với năm 2009). Hiện đang có 29 nước canh tác cây trồng biến đổi gen, 30 nước nhập khẩu các sản phẩm cây trồng biến đổi gen, 59 nước đã phê duyệt sử dụng các loại cây trồng biến đổi gen, hoặc để làm giống cây trồng, hoặc làm lương thực, thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi.

 

 
Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã chính thức trồng cây biến đổi gen. Năm 2010, diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới là 148 triệu ha, (tăng 14 triệu ha so với năm 2009). Hiện đang có 29 nước canh tác cây trồng biến đổi gen, 30 nước nhập khẩu các sản phẩm cây trồng biến đổi gen, 59 nước đã phê duyệt sử dụng các loại cây trồng biến đổi gen, hoặc để làm giống cây trồng, hoặc làm lương thực, thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi.

 

Theo tính toán, giá trị toàn cầu của riêng hạt giống cây trồng biến đổi gen đạt 11,2 tỉ USD trong năm 2010 và gần 150 tỉ USD/ năm cho các sản phẩm bắp đậu nành và bông. Cây trồng biến đổi gen đã góp phần tiết kiệm 39 triệu kg thuốc trừ sâu, 75 triệu ha đất và giúp 14,4 triệu hộ nông dân sản xuất nhỏ thoát nghèo. Cây trồng biến đổi gen sẽ đóng góp to lớn vào mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ 2015 về cắt giảm một nửa số lượng người đói nghèo bằng cách tăng năng suất cây trồng.

 

Theo ông Clive James, Chủ tịch Tổ chức Dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) cho biết : Trong số 10 công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh giống cây trồng, hiện có 2 công ty đang đưa giống cây trồng biến đổi gen vào Việt Nam với sự cho phép của nhà nước Việt Nam. Đó là Công ty Monsanto (Mỹ) và Công ty Syngenta (Thuỵ Sĩ). Với những công việc mà Việt Nam đang triển khai, ISAAA hy vọng nông dân Việt Nam chính thức trồng cây biến đổi gen vào năm 2012. Theo ông Triệu Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Nông nghiệp & PTNT) thì Việt Nam khá chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gen vào canh tác. Năm 2010, Nhà nước cho phép đưa các giống bắp biến đổi đã được trồng ở nhiều nơi trên thế giới về trồng thử tại Việt Nam, kết quả cho thấy chi phí sản xuất giảm mà năng suất lại cao hơn 30% so với các giống bắp trong nước. Năm 2012sẽ đưa loại cây trồng này vào sản xuất đại trà. Mục tiêu khi trồng bắp biến đổi gen trước tiên là phục vụ cho chăn nuôi gia súc, gia cầm chứ chưa đặt vấn đề dùng cho thực phẩm. Cùng với việc thương mại hóa giống bắp, sẽ tổ chức tập huấn cho nông dân cách sử dụng, canh tác loại giống bắp công nghệ sinh học này. Khi sản phẩm hạt bắp biến đổi gen có chứng chỉ an toàn trong sản xuất thức ăn gia súc thì các công ty sản xuất thức ăn gia súc trong nước sẽ thu mua sản phẩm bắp biến đổi gen do nông dân sản xuất, giảm việc nhập khẩu từ nước ngoài. Hy vọng đến năm 2015, bắp biến đổi gen sẽ chiếm 15 - 30% trong tổng diện tích 1 triệu ha trồng bắp ở Việt Nam

 

                                                      Trần Nguyễn
                                                  (Nguồn TTPBKT)

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập