3. Nếu bạn nạp số lượng muối tương đương 1/1.000 trọng lượng cơ thể mình, bạn sẽ chết. Do đó, biện pháp dùng muối để tự sát từng được áp dụng ở Trung Quốc thời xa xưa, đặc biệt trong giới quý tộc, bởi muối thời đó rất đắt.
|
…nơi màu đỏ, màu xanh nước biển |
4. Muối biển chất lượng tốt có chứa nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Loại muối biển tốt nhất cần được giữ ẩm bằng chính nước biển làm ra nó (với liều lượng rất nhỏ)
|
Sắc cam |
5. Thời Trung cổ, muối đắt đến mức đôi khi người ta gọi nó là “vàng trắng”. Một trong những tuyến đường vận chuyển muối từ thời đó vẫn được bảo tồn tại nước Đức, nơi thành phố Luneburg ở sâu trong lục địa với bờ biển Baltic của nước này.
|
Sự giao hoà của các màu sắc |
6. Ở Guerande (Pháp), muối vẫn được thu hoạch theo phương pháp cổ truyền, đó là dùng những chiếc giỏ để lọc nước biển làm muối. Phương thức này khiến muối trở nên rất đắt, đặc biệt là loại có chất lượng thượng hạng với tên gọi Fleur de Sel (hoa của muối). Tất nhiên, loại muối này chỉ được dùng để rắc lên thức ăn chứ không bao giờ được dùng để nấu.
7. Có một nhận thức chung rất sai lệch là, các chiến binh La Mã được trả lương bằng muối. Thực tế họ cũng được trả lương bằng tiền mặt bình thường. Mối liên hệ với muối trong trường hợp này có thể là do các chiến binh đã bảo vệ các tuyến đường vận chuyển muối tới Roma.
8. Thời xa xưa, người Do Thái có tập tục trộn muối vào trong các con vật hiến tế. Mọi đồ hiến tế đều phải có muối. Thời đó, muối là biểu tượng của trí tuệ và sự chín chắn.
9. Sau khi xăng máy bay được tinh chế, chúng cần được trộn với muối để loại bỏ tất cả các hạt nước, dù nhỏ nhất, trước khi đem vào sử dụng.
10. Chỉ có 6% lượng muối tiêu thụ ở Mỹ được dùng cho thực phẩm, 17% lượng muối khác được dùng vào việc làm tan băng tuyết trên đường trong các tháng mùa đông.
11. Vào cuối thế kỷ XVII, muối là mặt hàng chủ đạo cho hầu hết các chuyến tàu từ Caribe đi Bắc Mỹ.
12. Ở San Fransico có rất nhiều ruộng muối và ao muối ruộng lớn. Những ruộng muối và ao muối này đều nằm trong vịnh San Fransico – một vịnh cạn bao quanh thành phố San Francio, Oakland và San Jose. Chúng giúp San Fransico trở thành thành phố sản xuất nhiều muối nhất nước Mỹ.
Không chỉ rộng lớn, những ruộng muối này còn được “khoác” lên mình những “chiếc áo” hết sức đặc biệt, đầy màu sắc. Nếu nhìn từ trên cao, chắc chắn bạn sẽ nghĩ đây là ruộng hoa, chứ không ai tin đây là ruộng muối.
Được biết, những màu sắc này được tạo thành là do sự thay đổi nồng độ của tảo, tôm ngâm và nước muối. Những vi sinh vật sống dưới đó thường thay đổi màu sắc theo độ mặn của môi trường, do vậy mà màu sắc của ao muối là một dấu hiệu nói lên độ mặn của nó. Ví dụ như nếu ao muối nào có độ mặn thấp là có nhiều tảo xanh, những ao có độ mặn cao, chứng tỏ nơi đó chứa nhiều tảo đỏ. Những con tôm ngâm dưới nước muối cũng dần chuyển từ màu nâu cố hữu sang màu da cam cho … hợp thời với màu sắc ở nơi chúng sinh sống. |