Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
Mô hình xử lý chất thải bằng hầm biogas trong nuôi tôm thẻ giải quyết ô nhiễm môi trường
Cập nhật: 09-03-2021 10:48
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cùng với cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi thủy sản ngày càng phát triển cả quy mô và chất lượng. Để ngành chăn nuôi thủy sản trong tỉnh phát triển bền vững thì vấn đề xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi tôm thẻ là vấn đề được quan tâm. Mô hình xử lý chất thải bằng hầm biogas trong nuôi tôm thẻ giải quyết ô nhiễm môi trường của ông Nguyễn Trường Đại tại xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch được đánh giá cao và đạt nhiều hiệu quả thiết thực.
 

bai viet moi truong 1.jpg 

Tôm thẻ

Chất thải (phân tôm và nước) từ các ao tôm thẻ được hệ thống bơm gồm 2 ống PVC (1 hút phân tôm, 1 hút nước) nối chung vào 1 đường ống dẫn chất thải đưa vào bể xi măng (4m3). Bể chứa (thiết kế 2 đường ống: 1 dẫn nước và 1 dẫn phân) chỉ giữ lại phân tôm, phần nước ao không cần thiết được dẫn ra ao chứa, xử lý. Sau đó, từ bể chứa phân tôm được đưa qua bồn biogas có nối (bằng ống nhựa PVC) với 2 bồn hở để xả khí gas dôi dư, sau thời gian 7 - 10 ngày ủ phân trong hầm biogas, khí gas được dẫn từ đường ống PVC qua 2 bồn lọc (bằng nhựa), cụ thể: khí gas được dẫn qua bồn lọc thứ 1 chứa nước vôi nóng (CaO) xử lý vi sinh, tiếp đến qua bồn lọc thứ 2 (thiết kế 5 lớp: xơ dừa tầng trên, kế tiếp phôi sắt, than hoạt tính, phôi sắt, xơ dừa) xử lý các khí độc khác còn sót lại. Sau khi qua các bồn lọc, khí gas (2/3 khí CH4 sinh học) theo đường ống dẫn khí đưa vào sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.

Mô hình sản xuất gas từ việc tách chiết phân tôm trong ao nuôi tôm thẻ đưa qua hệ thống biogas đạt được kết quả như sau: hệ thống hầm ủ biogas hiện đang áp dụng với công suất xử lý khoảng 4m3 chất thải từ các ao tôm thẻ trong một ngày; tạo ra năng lượng sạch (gas) phục vụ sinh hoạt (thắp sáng, nấu ăn) và sản xuất (chạy quạt nước ao tôm); giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải trong nuôi trồng thủy sản, sản phẩm bài tiết từ tôm trong các ao nuôi thâm canh mật độ cao; góp phần giúp hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam được bền vững, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậy phức tạp hiện nay; hạn chế dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

bai viet moi truong 2.jpg 

Mô hình xử lý chất thải bằng hầm biogas trong nuôi tôm thẻ

 

Tuy nhiên, qua thực tiễn triển khai, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì mô hình, cách làm hay này cũng đặt ra những vấn đề:

Một là cần có chính sách hỗ trợ cá nhân có cách làm hay qua thực tiễn áp dụng nhiều năm nay, giúp giải quyết ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trong nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Hai là triển khai và nhân rộng mô hình xử lý chất thải (phân tôm) bằng hầm biogas, để người dân nuôi tôm biết, tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn đối với nuôi tôm thẻ mật độ cao.

 

Dương Phúc

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập