Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
(29/3/2013) Ứng dụng KH-CN trong Nông nghiệp: Bước tiến mới trong sản xuất
Cập nhật: 29-03-2013 03:20
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó có việc chuyển giao ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp đã mang lại những thay đổi căn bản tại các địa bàn nông thôn.

 Ứng dụng KH-CN trong Nông nghiệp Bước tiến mới trong sản xuất.jpg

  Chương trình NTMN đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế lớn cho Bà con nông dân (Ảnh Ngũ Hiệp)

Phối hợp đồng bộ các nguồn lực
Thực chất việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thuộc Chương trình nông thôn, miền núi, Bộ KH và CN là cuộc chuyển giao kỹ thuật cho nông dân ở các vùng nông thôn, miền núi – nơi tập trung nhiều tiềm năng, nguồn lực và là mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc huy động các nguồn lực để tham gia thực hiện các dự án là hết sức quan trọng góp phần vào sự thành công của dự án.
TS Bùi Mạnh Hải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình cho rằng, thành công của các dự án thuộc Chương trình phụ thuộc rất lớn vào mức độ cam kết và tập trung chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp hành động của các ban, ngành chức năng. Trong đó, trách nhiệm cao nhất trong chỉ đạo thực hiện dự án tại địa phương thuộc về lãnh đạo chính quyền các cấp, có trách nhiệm chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp về nguồn lực để triển khai thực hiện dự án, tránh khoán trắng cho hệ thống các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, nhằm phối hợp các nguồn lực triển khai thực hiện dự án, từng địa phương cần xác định các địa bàn, dự án trọng điểm để có thể gắn kết ngay từ đầu các dự án nông thôn – miền núi với các dự án kinh tế - xã hội trọng điểm của địa phương. “Cần lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các chương trình khác, tập trung sức mạnh tổng hợp về nguồn tài chính và đội ngũ kỹ thuật viên tại cùng một địa bàn, thực hiện chuyển giao công nghệ để đạt được cùng một mục tiêu: phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân”, ông Hải nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với TS Bùi Mạnh Hải, ThS Nguyễn Thế Ích, quyền Chánh Văn phòng Chương trình nông thôn miền núi cho biết thêm, để Chương trình được thực hiện hiệu quả, ngoài các yêu cầu quan trọng như mô hình phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cơ quan chuyển giao công nghệ phải là đơn vị tạo ra công nghệ, có năng lực, có kinh nghiệm và lực lượng chuyển giao…, vấn đề đặc biệt quan trọng là phải huy động được nguồn lực tại chỗ, lựa chọn mục tiêu, nội dung phù hợp với điều kiện thực tế trong xây dựng mô hình và cần có sự tham gia tích cực của nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện giữa các các cơ quan chuyển giao công nghệ, các sở KH&CN với chính quyền và các đoàn thể địa phương.
Ông Mai Nhữ Thắng, Phó Giám đốc Sở KH&CN Thanh Hóa nhận định, thực tế việc triển các dự án thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay cho thấy việc huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình là rất cần thiết cho sự thành công của các dự án.
“Có thể xem việc xây dựng cơ sở vật chất là phần cứng, việc huấn luyện chuyển giao kỹ thuật là phần mềm. Hai phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh nghiệm một số dự án trước đây chỉ chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng mà thiếu việc chuyển giao công nghệ, huấn luyện kỹ thuật làm cho cơ sở vật chất không phát huy được tác dụng. Kết quả khi hết dự án, bà con lại quay lại du canh phá rừng làm rẫy. Trong việc huấn luyện kỹ thuật, chúng tôi chuyển giao theo trình độ của bà con, tiến hành trên thực địa bằng các công việc cụ thể theo phương thức “cầm tay chỉ việc” cho đến khi bà con tự làm được...”, ông Thắng chia sẻ.
Đồng chia sẻ kinh nghiệm, ông Trần Xuân Định, Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thái Bình cũng cho biết, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ CNH – HĐH nông nghiệp của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để KH&CN thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, từ nay đến 2020 tỉnh Thái Bình sẽ tập trung vào những giải pháp như: Tiếp tục nâng cao nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KH&CN đối với CNH – HDH nông thôn; Đổi mới cơ chế chính sách ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp; Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KH&CN; Tăng cường nguồn nhân lực KH&CN,…
                                                                                                                          Ngọc Giáp – vusta.vn
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập