Dự hội thảo, có TSKH
Phan
Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt
Nam; Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh Phạm Hùng Thái; Cùng với 12
đại diện lãnh đạo Liên Hiệp Hội địa
phương khu vực phía Nam; các hội thành viên của LHH tỉnh Tây Ninh cùng đại diện
các sở ban ngành của tỉnh Tây Ninh.
TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng
đoàn, Chủ tịch LHH Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch LHH Việt Nam cho biết, mỗi năm, LHH Việt Nam đã triển khai
khoảng 600 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã đóng góp tích
cực vào việc xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và góp phần nâng cao hiệu quả các dự án phát triển kinh tế, xã hội
quan trọng của ngành, lĩnh vực và địa phương.
Tại Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X cũng
đã đánh giá “Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có những đóng góp
quan trọng, thiết thực vào việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, dự án phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước”.
Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, bất cập, tiếp tục thực
hiện tốt Chỉ thị số 42 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức
Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải
pháp, trong đó yêu cầu: “Khẩn trương thể chế hóa các chủ trương của Đảng về tổ
chức và hoạt động của LHH Việt Nam. Xác định rõ, phân loại các nhiệm vụ mà Đảng,
Nhà nước giao; quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước đối với LHH Việt Nam
trong nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội”.
Th.S Nguyễn Văn Liệt, Phó Chủ tịch, Tổng
Thư ký LHH Đồng Nai góp ý tại Hội thảo
Các tham luận và ý kiến tại hội thảo cũng cho thấy, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cũng có nhiều
khó khăn, vướng mắc: Mặc dù Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
đã quy định khá rõ những Đề án cần được tư vấn, phản biện và giám định xã hội của
LHH Việt Nam và các hội thành viên, quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước
đối với LHH Việt Nam, nhưng trên thực tế, chưa có quy định mang tính pháp lý
phân loại dự án, đề án, chủ trương nào cần. Do vậy, hoạt động tư vấn, phản biện
và giám định xã hội thực sự chưa được coi trọng.
Các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong thời
gian tới nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 93-KL/TW. Cụ thể, đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến các văn bản của các cơ quan Đảng và Nhà nước về tư vấn,
phản biện và giám định xã hội, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết cần có tư
vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, đề án, dự án quan
trọng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Cuối buổi Hội thảo TSKH Phan Xuân Dũng trả
lời một số ý kiến, kiến nghị về đề án kiện toàn bộ máy hoạt động Liên hiệp Hội;
xây dựng ngân hàng chuyên gia cung cấp, kết nối cho hoạt động của các tỉnh,
thành và khẳng định: “Liên hiệp Hội Việt Nam luôn coi tư vấn, phản biện và giám
định xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy LHH Việt Nam sẽ luôn đồng hành với
Liên hiệp Hội các địa phương. Những ý kiến, kiến nghị từ hội thảo sẽ được LHH
Việt Nam tập hợp để báo cáo lên cấp có thẩm quyền”.
Phạm Tuyền