Chủ trì hội
thảo có các đồng chí: Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí
thư; Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí
thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà - Phó thủ
tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch;
Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Đoàn Minh Huấn - Tổng
biên tập Tạp chí Cộng sản.
Tại Đồng Nai,
tham dự Hội thảo có đồng chí Quản Minh Cường Phó bí thư Tỉnh ủy - Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đồng chí Nguyễn Thị Hoàng - TUV - Phó chủ
tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, tham dự hội thảo.
Các đại biểu tại điểm cầu Đồng Nai
Phát biểu khai
mạc và báo cáo đề dẫn Hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính
trị - Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý
luận Trung ương nhấn mạnh, Đề cương về văn hóa đã khẳng định tầm quan trọng đặc
biệt của nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt
Nam, với nhận thức: Sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa vừa là một tất yếu
chính trị, vừa là một tất yếu khách quan. Cách mạng muốn xây dựng thành công nền
văn hoá mới dứt khoát phải do Đảng tiền phong lãnh đạo. Mặt khác, có lãnh đạo
được phong trào văn hóa, Đảng mới lan tỏa được tư tưởng cách mạng, tạo nên ảnh
hưởng sâu rộng trong xã hội. Việc xây dựng nền văn hóa mới phải gắn liền với cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Công cuộc cải tạo xã hội, loại bỏ những gì cũ kỹ lạc hậu, hướng tới xây dựng một
chế độ xã hội mới ưu việt hơn chỉ hoàn thành khi hình thành được nền văn hóa mới:
"nền văn hoá xã hội chủ nghĩa".
Hội thảo tập
trung thảo luận hai nội dung chính: Giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương về
văn hóa Việt Nam và Văn hóa con người Việt Nam - Nền tảng tinh thần, động lực
phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Các đại
biểu đã nghe những tham luận và những ý kiến trao đổi với nội dung: Phát huy
giá trị của Đề cương trong đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; Chuyển đổi
số trên lĩnh vực văn hóa; chăm lo xây dựng đội ngũ những người làm công tác
văn hoá… Hội thảo đã thống nhất đánh giá ý nghĩa lịch sử, giá trị to lớn mang tầm
thời đại và sức sống lâu dài, bền vững của Đề cương văn hóa Việt Nam. Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị của văn kiện này vì mục tiêu
phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Phạm Tuyền