Luật Thanh tra năm 2010 sau hơn 10 năm triển
khai thực hiện đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc hoàn
thiện tổ chức và hoạt động thanh tra, góp phần ổn định phát triển
kinh tế – xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện,
Luật Thanh tra năm 2010 đã bộc lộc những hạn chế, gây khó khăn, làm
giảm hiệu quả hoạt động thanh tra, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của tình
hình mới trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng.
Đồng
chí Nguyễn Ngọc Thắng - Chánh Thanh tra tỉnh phát biểu tại Hội nghị.
Tại
Hội nghị, Đồng chí Phạm Thị Phượng đã nêu những nội dung cơ bản và những
điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022. Luật đã được các cơ quan khoa
học, nhân sĩ trí thức và nhân dân góp ý trước khi trình Quốc hội
thông qua. Luật tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên
thế giới về công tác thanh tra, những quy định không phù hợp tại Luật
cũ được bãi bỏ, Luật Thanh tra năm 2022 đã có những quy định cụ thể
và chặt chẽ hơn đối với hoạt động thanh tra.
Việc sửa đổi Luật Thanh
tra năm 2010 là cần thiết nhằm thể chế quan điểm của Đảng, Hiến pháp
năm 2013 về công tác thanh tra, trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân
quyền trong tổ chức và hoạt động thanh tra, khắc phục những tồn tại,
hạn chế, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, góp
phần phát triển kinh tế xã hội và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Luật Thanh tra năm 2022 gồm 08 chương, 118 Điều, được Quốc
hội thông qua ngày 14/11/2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.
Tấn Phát