Đồng
Nai là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về diện tích vùng trồng sầu riêng, tập trung ở các
huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc và thành phố Long Khánh. Tính đến thời điểm
hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 6 cơ sở đóng gói và 11 vùng trồng sầu riêng với
diện tích 820 ha, sản lượng khoảng 20.000 tấn được cấp mã số xuất khẩu chính
ngạch sang thị trường Trung Quốc; Ngoài ra, hiện có 61 vùng trồng sâu riêng với
diện tích gần 1.800ha và 4 cơ sở đóng gói sầu riêng đã hoàn thiện hồ sơ gửi Cục
Bảo vệ thực vật đề nghị Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt mã số.
Quang
cảnh Diễn đàn.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu
thụ và định hướng phát triển cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. GS.TS
Trần Văn Hâu - Chuyên gia hàng đầu về cây sầu riêng Việt Nam khái quát về ngành
sầu riêng trên thế giới và những bài học kinh nghiệm, nêu lên các giải pháp để
nâng cao năng suất, chất lượng và khai thác, phát triển bền vững ngành sầu
riêng tại Việt Nam.
Đồng chí Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch
UBND tỉnh phát biểu tại diễn đàn.
Phát biểu trong diễn đàn, đồng chí Võ Văn Phi – Phó Chủ tịch UBND tỉnh
đề nghị: để phát triển bền vững cây sầu riêng tại Việt Nam nói chung và trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng, và để giảm bớt một số khó khăn, thách thức còn
tồn động. Trong thời gian đến, Cục Trồng trọt cùng với các cơ quan ngành nông
nghiệp trên cả nước tiếp tục xây dựng đề án/kế hoạch phát triển sản xuất sầu
riêng theo vùng tập trung; quy hoạch toàn diện vùng trồng cây sầu riêng và phát
triển thành vùng chuyên canh để thuận lợi cho sản xuất áp dụng cơ giới hóa và
tiêu thụ sản phẩm; tăng cường phổ biến, hướng dẫn nông dân thực hiện rải vụ thu
hoạch sầu riêng linh hoạt, hiệu quả theo tín hiệu thị trường để phát huy tối đa
lợi thế mùa vụ; tăng cường công tác quản lý thanh, kiểm tra chất lượng, quảng
bá thương hiệu trải sầu riêng bằng nhiều hình thức… Tạo điều kiện về cơ chế,
chính sách để mời gọi các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu và chế biến sầu riêng
tại các vùng mới chuyển đổi.
Tấn Phát