Hiện nay, các tệ nạn học đường như bạo lực, hâm hại tình dục ở trẻ em diễn
biến ngày càng phức tạp và đáng báo động. Những hình ảnh bạo lực học đường lại
được các học sinh thiếu ý thức đưa lên mạng xã hội, gây ra nhiều dư luận, ảnh
hưởng đến tâm sinh lý của chính các em bị hại và uy tín của môi trường giáo dục.
Chính vì vậy cần có các giải pháp để hướng dẫn học sinh phòng, chống các tệ nạn
học đường, qua đó các em biết cách sử dụng mạng xã hội an toàn và hiệu quả, phục
vụ thiết thực cho việc học tập và rèn luyện bản thân.
Quảng cảnh
buổi truyền thông
Với các nội dung: Giới thiệu Luật trẻ em năm 2016; Phòng, chống bạo lực
học đường, xâm hại tình dục và các tại nạn thương tích ở trẻ em; Cảnh giác với
tin giả, tin xấu độc trên trang mạng xã hội, cách nhận biết và cách sử dụng mạng
xã hội an toàn, hiệu quả… Báo cáo viên Bùi Thái Đức - Hội Bảo vệ quyền trẻ em
TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn các em học sinh các biện pháp phòng, chống các tệ
nạn học đường, giúp các em có môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, an toàn
và ý nghĩa. Ngoài ra, báo cáo viên còn đặt ra các tình huống xảy ra để các em xử
lý một cách tốt nhất, qua đó tư vấn, hướng dẫn cách giải quyết vấn đề một cách
hiệu quả, bảo vệ các em được an toàn.
Các em học sinh tích cực tham
gia các tình huống mà báo cáo viên đặt ra tại buổi truyền thông
Chương trình phổ biến kiến thức với chủ đề “Phòng, chống xâm hại tình dục
trẻ em và cảnh giác với fake news” được Ban Giám hiệu các trường, các thầy, cô
giáo và các em học sinh đón nhận tích cực.
Ban Giám hiệu các trường mong muốn trong thời gian tới, Liên hiệp Hội tỉnh sẽ
có nhiều chương trình với các chủ đề mang ý nghĩa thiết thực như trên đến với học
sinh và các thầy cô giáo, giúp các em trang bị thêm kiến thức, kỹ năng sống, an
toàn từ nhà đến trường và từ trường về nhà.
Dương Phúc