Phát
biểu tại Hội thảo Đ/c Nguyễn Văn Liệt - Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Liên hiệp Hội
Đồng Nai, cho rằng net zero là mục tiêu lớn đòi hỏi sự chung tay của Chính phủ,
các bộ, ngành, doanh nghiệp và từng cá nhân cụ thể. Đối với Đồng Nai, tháng
2-2024, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 385/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án giảm
thiểu khí các-bon trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng
thời, xây dựng lộ trình và cách thức thực hiện trong việc cắt giảm phát thải
trên địa bàn toàn tỉnh theo lộ trình tham chiếu của các khu vực lân cận và đã
tích hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, giai đoạn
2025-2030, Đồng Nai đặt mục tiêu giảm phát thải 20%; giai đoạn 2030-2035, giảm
phát thải 45%; giai đoạn 2035-2045, trung hoà các-bon; giai đoạn 2045-2050,
phát thải khí nhà kính bằng 0. Lộ trình cụ thể sẽ được tham luận và thống nhất
trong quá trình thực hiện Đề án nhằm đảm bảo tính phù hợp và khả thi cũng như
xét đến các yếu tố đặc trưng của tỉnh.
Đ/c Nguyễn Văn Liệt - Phó Chủ tịch -
Tổng thư ký Liên hiệp Hội Đồng Nai phát biểu khai mạc Hội thảo
Có
8 bài tham luận trình bày tại Hội thảo và nhiều ý kiến trao đổi trong hội trường.
Các ý của các đại biểu đều cho thấy được việc ứng dụng khoa học công nghệ vào
triển khai thực hiện Đề án giảm thiểu khí Carbon luôn có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững. Mục tiêu của
Hội thảo nhằm cập nhật và chia sẻ các xu hướng phát triển mới liên quan đến
chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, các giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu
hướng đến Net Zero. Hội thảo cũng dã đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện mục
tiêu tăng trưởng xanh và cam kết phát thải ròng bằng 0.
Quang cảnh Hội thảo
Trong kết luận hội thảo, Đ/c Nguyễn Văn Liệt - Phó
Chủ tịch - Tổng thư ký Liên hiệp Hội Đồng Nai cho
rằng qua các tham luận cho thấy, việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để triển khai thực
hiện Đề án Net Zero các ngành tuy còn nhiều nỗ lực nhưng còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhận thức của các cấp, các ngành, của
các tầng lớp nhân dân còn hạn chế; công tác tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước
chưa thật sự sâu rộng; việc tiếp cận, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
trong các lĩnh vực còn nhiều bất cập. Cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân tiếp
cận còn gặp nhiều hạn chế… Chính vì vậy cần có sự vào cuộc, chung tay của các cấp
chính quyền, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân để tuyên truyền vận động,
phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước sâu
rộng hơn nữa, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà .
Lê Tân