Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
(2/11/2012) Gia Lai: Hội Đông y góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân
Cập nhật: 02-11-2012 01:54
Những năm qua, Hội Đông y tỉnh Gia Lai đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như nghiên cứu khoa học, khôi phục và phát triển nguồn dược liệu quý; vận động tập hợp, động viên những người làm nghề y dược cổ truyền dân tộc cống hiến tài năng, kinh nghiệm cho công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
H_i _ông y góp ph_n nâng cao ch_t l__ng khám, ch_a b_nh cho nhân dân.jpg
Ảnh minh họa
Năm 1988, Hội Y học cổ truyền dân tộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum được thành lập (gọi tắt là Hội Y học dân tộc tỉnh) với 9 thành viên. Năm 1991, Đại hội lần thứ nhất Hội Y học cổ truyền tỉnh bầu ra Ban Chấp hành Hội gồm 11 thành viên. Năm 2009, toàn tỉnh có 117 hội viên, nhưng đến nay đã phát triển thêm 64 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 181, trong đó có 32 bác sĩ, 02 dược sĩ đại học, 08 cử nhân, 65 y sĩ, 12 kỹ thuật viên, 50 lương y, 06 lương dược, 03 trung cấp và 03 điều dưỡng.
Tổ chức mạng lưới của Hội tiếp tục được quan tâm xây dựng, củng cố và phát triển từ tỉnh đến cơ sở. Ở tỉnh có Tỉnh Hội, 03 Hội ở cấp huyện (Thành Hội Pleiku, Thị Hội An Khê, Thị Hội Ayun Pa); 30 cấp hội phường, xã, thị trấn; 04 chi hội trực thuộc: Chi Hội Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh, Chi Hội Khoa y học cổ truyền Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Chi Hội Khoa y học cổ truyền Bệnh viện 211 và Chi Hội Khoa nội - y học cổ truyền Bệnh viện 331.
Một số địa phương đã quan tâm chỉ đạo để y học cổ truyền đi vào hoạt động tốt, điển hình như: Thị xã An Khê có 9/9 xã, phường có chi hội y học cổ truyền với 28 hội viên khám chữa bệnh bằng đông y được thực hiện thường xuyên; Thành phố Pleiku có 14 chi hội xã, phường với 53 hội viên; Thị xã Ayun Pa có 06 chi hội xã, phường với 21 hội viên…
Với phương châm kết hợp hài hoà giữa y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại trong việc khám và điều trị bệnh, trong thời gian qua, Hội Đông y từ tỉnh đến cơ sở, các khoa, bộ phận đông y tại các bệnh viện hoạt động khá hiệu quả. Tiêu biểu như Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh năm 2011, đã khám cho 23.710 lượt người (trong đó, bệnh nhân nội trú là 1.704 lượt người, chữa khỏi đạt tỷ lệ 99,4%).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 cơ sở khám chữa bệnh từ thiện bằng đông y là Tuệ Tĩnh đường thuộc chùa Bảo Sơn và Phòng khám nhân đạo của Hội chữ thập đỏ thành phố; Hội Đông y thành phố Pleiku đã hỗ trợ khám chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn bệnh nhân nghèo. Qua báo cáo, các cấp Hội, trong 4 năm (2009 - 2012), các bệnh viện và phòng chẩn trị của Hội viên đã sử dụng hàng nghìn kilôgam dược liệu; khám và điều trị cho hơn 280.000 lượt người, trong đó có hơn 64.000 lượt người sử dụng các phương pháp không dùng thuốc.
Hội Đông y tỉnh đã nghiên cứu, kế thừa và phát huy các bài thuốc gia truyền, các phương thuốc chữa bệnh bằng y học cổ truyền, tận dụng nguồn dược liệu sẵn có ở địa phương để chữa trị các bệnh thông thường và nhiều bệnh mãn tính khác trong nhân dân rất có hiệu quả: Kế thừa được 02 bài thuốc chữa sốt; phương pháp đắp thuốc ở bụng và đỉnh đầu chữa sa dạ con; đốt cỏ bấc đèn điều trị quai bị...
Đồng thời, Hội đã phổ biến đến hội viên hình ảnh các dược liệu theo danh mục của Bộ Y tế và những cây thuốc dễ kiếm có tác dụng tốt trong chữa bệnh trên địa bàn tỉnh như cây thuốc Đơn kim (Kim trảm ngân bàn)…; hướng dẫn khôi phục và phát triển vườn thuốc nam tại các trạm y tế cấp xã và tủ thuốc xanh gia đình, hiện nay toàn tỉnh có hơn 50% trạm y tế xã, phường, thị trấn có hoạt động y học cổ truyền và xây dựng được vườn cây thuốc nam với đầy đủ các loại cây theo danh mục; tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân biết cách sử dụng rau, cây ăn quả, cây cảnh để làm thuốc khi có bệnh, biết xoa bóp day ấn các huyệt để chữa bệnh; xây dựng danh mục 60 loại cây thuốc nam trong danh mục thuốc thiết yếu.
Công tác nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền đã được quan tâm. Năm 2006, Hội đồng Khoa học của tỉnh đã tổ chức nghiệm thu Đề tài khoa học “Đánh giá tài nguyên, đặc điểm phân bố, đề xuất giải pháp bảo tồn phát triển bền vững cây dược liệu bản địa ở tỉnh Gia Lai”.
Đề tài đã điều tra và thống kê được 573 loài cây dược liệu thuộc 135 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao khác nhau, trong đó đã bổ sung 35 loài cây dược liệu cho hệ cây thuốc Việt Nam. Các loài cây này có vùng phân bố hẹp mang tính đặc trưng ở vùng Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng mà các vùng khác chưa phát hiện, được người dân địa phương sử dụng để chữa nhiều bệnh khác nhau.
                                                                                                                             Ngọc Giáp – vusta.vn
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập