Toàn cảnh xét duyệt thuyết minh đề tài đề tài 01
Thành phần Hội đồng đề tài 01 gồm: TS.BS Tạ Thị Tuyết Mai - Khoa dinh dưỡng Bệnh viện nhân dân Gia Định - Ủy viên phản biện; TS. Nguyễn Anh Tuấn - Giảng viên Nhi Trường Đại học Y dược Tp.HCM - Ủy viên phản biện; PGS.TS Phạm Văn Sáng - Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Đồng Nai - Ủy viên Hội đồng; ThS.BS Huỳnh Minh Hoàn - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - Ủy viên Hội đồng; TS.BS Nguyễn Trọng Nơi – P. Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Nai - Ủy viên Hội đồng; TS.Lê Nguyễn Trung Đức Sơn - Giảng viên Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tp.HCM - Ủy viên Hội đồng.
Thành phần Hội đồng đề tài 02 gồm: KTS. NGƯT Khương Văn Mười - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Tp.HCM - Ủy viên phản biện; PGS.TS Nguyễn Trọng Hòa - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Tp.HCM - Ủy viên phản biện; KS. Nguyễn Cảnh – Chủ tịch Hội Xây dựng Đồng Nai - Ủy viên hội đồng; . PGS.TS Phạm Văn Sáng - Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Đồng Nai - Ủy viên hội đồng; CN. Võ Thành Tín - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV DV Môi trường đô thị Đồng Nai - Ủy viên hội đồng; KS. Nguyễn Thái Hòa – Phó trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị Biên Hòa - Ủy viên hội đồng.
Toàn cảnh xét duyệt thuyết minh đề tài đề tài 02
Sau khi nghe các chủ nhiệm đề tài trình bày thuyết minh đề cương nghiên cứu, Hội đồng đã nhận xét và đánh giá về tính cấp thiết, khả năng ứng dụng của 2 đề tài:
Đối với đề tài 01:
Ưu điểm: Chủ nhiệm đề tài nêu lên ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện đề tài; Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng; Đối tượng nghiên cứu phù hợp. Đề tài có khả năng ứng dụng cao sau khi hoàn thành nghiên cứu. Hồ sơ Thuyết minh đề tài được trình bày theo đúng hướng dẫn quy định.
Những vấn đề cần bổ sung: Để Thuyết minh đề tài có chất lượng cao về mặt khoa học, Hội đồng KH&CN tư vấn chuyên ngành thống nhất đề nghị chủ nhiệm đề tài bổ sung, điều chỉnh các vấn đề sau:
- Mục tiêu nghiên cứu: Bổ sung từ “tái diễn” vào ba mục tiêu của đề tài.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu: Bổ sung số liệu tình hình trẻ em bị tiêu chảy và viêm phổi tái diễn tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để làm cơ sở nghiên cứu chuyên sâu.
- Luận giải về tính cấp thiết: Bổ sung việc khảo sát nồng độ kẽm huyết thanh ở các đối tượng bị tiêu chảy và viêm phổi, đặc biệt là các đối tượng bệnh tái đi tái lại ở bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cũng như ở Việt Nam để có luận giải đầy đủ hơn về sự cấp thiết.
- Nội dung nghiên cứu: Cần nêu rõ nội dung nghiên cứu và định hướng các chuyên đề trong nội dung, bám sát với mục tiêu đề ra.
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung ở trẻ tiêu chảy cấp tái diễn và viêm phổi tái diễn.
- Phương pháp nghiên cứu: Chỉnh sửa theo phương pháp mô tả cắt ngang, tính cỡ mẫu trung bình phù hợp với kinh phí đề ra.
- Phương án phối hợp: Bổ sung giấy xác nhận phối hợp với các tổ chức trong quá trình nghiên cứu đề tài.
- Sự phù hợp về kinh phí: Cần giải trình rõ hơn các mục chi trong kinh phí đề tài.
- Bổ sung tên bài báo, tên và số lần hội thảo.
Đối với đề tài 02:
Ưu điểm: Chủ nhiệm đề tài đã nêu lên được ý nghĩa thực tiễn của việc thực hiện đề tài; Đề tài mang tính khoa học và thời sự, khả năng ứng dụng cao. Hồ sơ Thuyết minh đề tài được trình bày theo đúng hướng dẫn quy định.
Những vấn đề cần bổ sung: Để thuyết minh đề tài có chất lượng cao về mặt khoa học, Hội đồng KH&CN tư vấn chuyên ngành thống nhất đề nghị cơ quan thực hiện, chủ nhiệm đề tài bổ sung, điều chỉnh các vấn đề:
- Mục tiêu nghiên cứu (cần nêu rõ 3 vấn đề):
+ Nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quát về tình hình quy hoạch và phát triển cây xanh, công viên cảnh quan đô thị trong thời gian qua tại thành phố Biên Hòa.
+ Phân tích đánh giá hiện trạng một số tuyến đường chính.
+ Đề xuất các giải pháp khả thi để quản lý và phát triển nhanh cây xanh, cải tạo cảnh quan đô thị thành phố Biên Hòa.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu:
+ Bổ sung những nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
+ Bổ sung đánh giá phân tích hiện trạng của một số tuyến đường chính có cây xanh trên địa bàn Tp. Biên Hòa.
+ Cần đánh giá thêm về khó khăn do hạ tầng kỹ thuật đô thị ảnh hưởng đến phát triển cây xanh.
- Luận giải về tính cấp thiết: Cần luận giải chi tiết hơn để thấy được sự cần thiết, cấp bách phải thực hiện: Các chủ trương, chính sách, chương trình của Nhà nước, của Tỉnh, của Thành phố Biên Hòa về quy hoạch và phát triển cây xanh.
- Nội dung nghiên cứu: Sắp xếp lại bố cục, trên cơ sở đó xây dựng chuyên đề và bám sát mục tiêu đề ra.
- Các hoạt động phục vụ nội dung nghiên cứu: Bổ sung các hoạt động của đề tài: sưu tầm tài liệu, khảo sát thực địa, hội thảo…
- Phương pháp nghiên cứu: Trình bày cụ thể về phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu trong thời gian thực hiện đề tài.
- Về khả năng đạt được các kết quả dự kiến của đề tài: Cần xác định sản phẩm của đề tài chỉ là bước 1. Bước 2 được chuyển giao cho đơn vị phối hợp thực hiện. Sản phẩm bước 1 gồm:
+ Đề xuất đề án quy hoạch chỉnh trang cây xanh cho các trục đường chính
+ Xây dựng, đề xuất quy chế duy trì, chăm sóc cây xanh phát triển bền vững
+ Đề xuất phương án chỉnh trang cho 01 tuyến đường cụ thể
- Nghiên cứu kỹ về quy cách, chủng loại cây xanh cho phù hợp với từng tuyến đường và mang tính phát triển bền vững;
- Kinh phí đề tài: cần giải trình chi tiết hơn
- Bổ sung tên bài báo, tên và số lần hội thảo
Sau khi nghe 02 chủ nhiệm đề tài giải trình, Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu đánh giá, xếp loại thuyết minh đề cương.
Đề tài 01: đạt 7 phiếu xếp loại B.
Đề tài 02: đạt 7 phiếu xếp loại B.
Hai đề tài đã được Hội đồng thông qua và kết quả xếp loại: Khá, đề nghị được triển khai trong năm 2014.
Tin và ảnh: Thanh Thủy