Hội đồng nghiệm thu đề tài 01 gồm: Chủ tịch Hội đồng là TS. Nguyễn Thị Thu Lan – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai; Ths. Phạm Gia Hải – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai – Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành phần Hội đồng gồm: TS. Lê Nguyễn Trung Đức Sơn – Giảng viên Trường Đại học Y dược Tp.HCM - Ủy viên phản biện; BS.CK1 Huỳnh Cao Hải – Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - Ủy viên phản biện; ThS.BS Đặng Ngọc Quý Huệ – Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Ủy viên; BS.CK2 Đinh Cao Minh – Trưởng khoa - Ủy viên; BS.CK1 Bùi Văn Xờ – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ủy viên.
Hội đồng nghiệm thu đề tài 02 gồm: Chủ tịch Hội đồng là TS. Nguyễn Thị Thu Lan – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai;Ths. Phạm Gia Hải – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai – Phó Chủ tịch Hội đồng. Thành phần Hội đồng gồm: TS. Lê Nguyễn Trung Đức Sơn – Giảng viên Trường Đại học Y dược Tp.HCM - Ủy viên phản biện; BS.CK1 Huỳnh Cao Hải – Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - Ủy viên phản biện; ThS.BS Trần Minh Hòa - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Đồng Nai - Ủy viên; BS.CK2 Nguyễn Xuân Hùng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Tp. Biên Hòa - Ủy viên.
Hình 1. Các thành viên trong Hội đồng 01 đang nhận xét, đóng góp ý kiến
để giúp chủ nhiệm đề tài hoàn thiện kết quả nghiên cứu
Sau khi nghe các chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu, các thành viên trong hội đồng đã đóng góp ý kiến, thảo luận, bổ sung để đi đến thống nhất nhận xét, phản biện và đánh giá - xếp loại 02 đề tài về tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài, phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học của đề tài (nhận xét về khối lượng, nội dung các vấn đề được đề cập; mức độ thành công của các vấn đề được đặt ra, cấu trúc trình bày của báo cáo khoa học, các nhận xét, kết luận rút ra trong báo cáo tổng hợp), về giá trị sử dụng, ứng dụng của đề tài (nhận xét về ý nghĩa của đề tài trong thực tiễn; khả năng của việc ứng dụng kết quả nghiên cứu), về tổ chức thực hiện đề tài, làm cơ sở khoa học báo cáo, trình Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Nai phê duyệt quyết định công nhận kết quả 02 đề tài.
Hình 2. Các thành viên trong Hội đồng 02 đang trao đổi, thống nhất ý kiến
để giúp chủ nhiệm đề tài hoàn thiện kết quả nghiên cứu
Hội đồng đánh giá cao kết quả của 02 nhóm nghiên cứu, cũng như khả năng ứng dụng, ý nghĩa của 02 đề tài khi mà bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh thường gặp ở trẻ em, gây nhiều biến chứng cũng như có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đề tài sẽ góp phần nghiên cứu dịch tễ và bệnh học về loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng cũng là một bệnh tương đối phổ biến tại Việt Nam, có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Đã có những đợt bệnh xảy ra trên diện rộng gây biến chứng tử vong cao cho trẻ bị nhiễm bệnh. Bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa nhưng có thể dự phòng 1 phần nhờ vào việc có kiến thức đúng, hành vi đúng về bệnh và chăm sóc bệnh. Kêt quả nhiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thêm thông tin và kiến thức, thực hành của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị bệnh tay chân miệng ở Biên Hòa nói riêng, các tỉnh thành khác nói chung, góp phần xây dựng chương trình can thiệp phòng chống dịch tay chân miệng đạt hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu có chất lượng cao về mặt khoa học, Hội đồng KH&CN tư vấn chuyên ngành thống nhất đề nghị cơ quan thực hiện, chủ nhiệm đề tài bổ sung, điều chỉnh: về phương pháp nghiên cứu, giá trị khoa học của đề tài, bố cục đề tài.
Kết quả của 02 đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu với mức độ hoàn thành khá.
Thanh Thủy