Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
Truyền thông “Phân loại rác tại nguồn – giải pháp bền vững để bảo vệ môi trường”
Cập nhật: 01-11-2017 03:00
Rác thải sinh hoạt hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội. Nếu thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường sống.
 
Phần lớn mọi người hiện nay vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, mặc dù đã có khá nhiều dự án, chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho người dân. Thêm nữa, do quy mô, thời gian chưa đủ lớn, lại mang nhiều tính lý thuyết và đặc biệt là chưa có được phương pháp thực tiễn để mọi người dễ dàng thực hiện.
Rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn, chủ yếu được xử lý thô sơ bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm.
Để nâng cao nhận thức về rác thải và phân loại rác thải tại nguồn căn cơ, cần chú trọng đến lớp trẻ trong trường học - những công dân tương lai của xã hội và đất nước.
Hinh 1.jpg
Hình 1: Các em học sinh hào hứng tham gia trả lời câu hỏi đố vui
Từ suy nghĩ đó và thực hiện kế hoạch truyền thông nâng cao nhận thcứ bảo vệ môi trường năm 2017, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thực hiện chương trình ký kết liên tịch phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình truyền thông nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với chủ đề: “Phân loại rác tại nguồn – giải pháp bền vững” cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Liên hiệp Hội đã  tổ chức được 7 lớp tuyên truyền tập huấn cho 7 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Biên Hòa với hơn 1.400 em học sinh tham gia. Chương trình giúp các em học sinh biết phân biệt thế nào là rác thải với ba nhóm: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác tái chế
Rác hữu cơ: là loại rác dễ phân hủy, có thể  đưa vào tái chế để sử dụng trong việc chăm bón và làm thức ăn cho động vật như các loại rau, củ quả đã bị hư, thối, hoa rụng, cỏ cây bị chặt bỏ… Rác vô cơ: là những loại rác không thể sử dụng được nữa, cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như vật dụng thủy tinh, đồ da, đồ cao su, … Rác tái chế: là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đưa vào tái chế để sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho con người như thùng carton, sách báo cũ, các loại vỏ lon nước ngọt, lon bia, vỏ hộp trà, vật dụng kim loại…
 Hinh 2.jpg
 
Hình 2: Poster hướng dẫn phân laoị rác tại nguồn
Các báo cáo viên (thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường; Giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng) đã tư vấn, hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn, đồng thời hướng dẫn cách tái chế các chai nhựa, lon kim loại, thùng caton, giấy báo cũ, nêu lên những lợi ích từ việc tái chế, tái sử dụng và tiết giảm rác thải trong trường học và trong gia đình. Đồng thời, hướng dẫn cho các em cách làm phân compost từ rác thải hữu cơ để bón cho cây xanh trong trường, trồng rau trong gia đình,... vận dụng những kiến thức vào các câu hỏi đố vui từ thực tiễn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, các Báo cáo viên còn giới thiệu về ngày hội tái chế chất thải do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hàng năm.
Song song đó, các báo cáo viên còn hướng dẫn cách thực hiện phân loại và quản lý rác tại nguồn cho đối tượng Tổng phụ trách Đội của mỗi trường. Một đội tự quản của trường được thành lập có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện phân loại rác tại các lớp. Cuối mỗi buổi học, các em sẽ tiến hành phân loại rác của đơn vị mình trước khi mang xuống khu vực phân loại chung của nhà trường. Bộ phận trực ban và thầy, cô Tổng phụ trách Đội là người chịu trách nhiệm xử lý cuối cùng.
Mỗi dãy lớp học được Ban tổ chức truyền thông được trang bị “Thùng rác thông minh” bằng 3 thùng rác mini 3 màu ở cuối mỗi hành lang và được trang trí băng rôn tái chế, tái sử dụng trong đó: Thùng màu đỏ chứa rác tiết giảm như túi bóng, giấy kẹo, hộp xốp…không phân hủy được để công ty môi trường mang đi xử lý; Thùng màu vàng chứa các rác thải tái chế như giấy vụn, chai nhựa, lon kim loại, đồ nhựa vỡ hỏng…có thể mang bán nhằm mục đích gây quỹ Đội; Thùng màu xanh chứa rác hữu cơ, là các loại rác có khả năng tự phân hủy như hoa quả, lá cây… để tái chế làm phân vi sinh sẽ được thu gom sử lý.
Việc tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong các khối lớp tiểu học tạo hiệu ứng tuyên truyền đến toàn trường, chính các em được tham gia tập huấn sẽ là một tuyên truyền viên trong gia đình để thực hiện việc phân loại rác tại nguồn góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
                                                                                                                                                     Lê Nghĩa

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập