Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
Hiệu quả từ cánh đồng lớn sau 5 năm thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Cập nhật: 06-08-2018 02:56
Ngày 3/8/2018 tại Nhà khách 71, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, 4 năm thực hiện Quyết định số 58/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Tham dự Hội nghị có các đồng chí: Võ Văn Chánh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Thành Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể và hơn 200 doanh nghiệp, HTX, nông dân.
 
Quang cảnh Hội nghị
Theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg thì nông dân và các tổ chức đại diện cho nông dân được miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất khi được Nhà nước giao hoặc cho thuê để thực hiện các dự án xây dựng nhà máy chế biến, kho chứa, nhà ở cho công nhân, nhà công vụ phục vụ cho dự án cánh đồng lớn; Ưu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chương trình tạm trữ nông sản của Chính phủ; Hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trong dự án cánh đồng lớn; Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng.
Sau khi Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, Đồng Nai đã cụ thể hóa bằng Quyết định số 58/QĐ-UBND, tích cực triển khai liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Đến nay số lượng mô hình cánh đồng lớn tăng lên rõ rệt, cả về số lượng cũng như diện tích xây dựng mô hình.
Đại diện Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, đến nay đã có 9 doanh nghiệp và 18 hợp tác xã nông nghiệp được chấp thuận chủ trương xây dựng cánh đồng lớn, cụ thể: 19 dự án được phê duyệt với tổng diện tích là 7.131,4 ha với 6.007 hộ nông dân tham gia; 4 dự án đang được tổ chức thẩm định với tổng diện tích là 1.757 ha với 205 hộ nông dân tham gia; 10 doanh nghiệp, hợp tác xã được chấp thuận chủ trương đang trong quá trình triển khai xây dựng với diện tích là 1.069,1 ha với 819 hộ nông dân tham gia. Một số mô hình thực hiện có hiệu quả như: Dự án cây điều tại xã An Viễn (Trảng Bom) của HTX NN An Viễn, dự án cây mía trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu của Nhà máy đường Biên Hòa – Trị An, dự án cây sầu riêng tiêu chuẩn VietGap tại xã Nhân Nghĩa (Cẩm Mỹ)…
Toàn tỉnh hiện nay có 51 chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết được ký giữa doanh nghiệp, HTX và các hộ nông dân tham gia với 21 doanh nghiệp, 6 HTX, 22 tổ hợp tác và 80 trang trại, cơ sở chăn nuôi, cụ thể là: lĩnh vực trồng trọt có 28 chuỗi liên kết với 648 hộ nông dân tham gia trên diện tích là 1.019 ha; lĩnh vực chăn nuôi có 22 chuỗi như thịt heo, sản phẩm chế biến từ thịt heo, thịt gà và trứng gà; lĩnh vực thủy sản có 1 chuỗi chăn nuôi tôm.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả nêu trên nhưng tình hình phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ xây dựng cánh đồng lớn trong thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn như: tiến độ thực hiện dự án còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, nhất là đối với doanh ngiệp và trang trại; các doanh nghiệp, HTX còn lúng túng trong việc lập dự án liên kết, xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh, định hướng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nội dung liên kết chưa chặt chẽ; thị trường cho sản phẩm nông nghiệp còn nhiều rào cản; chính sách về liên kết theo Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế về đối tượng hỗ trợ, điều kiện về hỗ trợ còn cao, định mức hỗ trợ còn thiếu tính hấp dẫn doanh nghiệp, HTX và các hộ nông dân tham gia; các chủ dự án cánh đồng lớn còn yếu trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện dự án; chuỗi liên kết sản xuất với tiêu thụ, mô hình nống nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch phát triển chưa mạnh, thị trường tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa thật sự ổn định; việc xây dựng và phát triển thương hiệu, giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa có thế mạnh của tỉnh còn hạn chế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh khẳng định, liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn đang là đòi hỏi, hướng đi tất yếu của nông nghiệp. Và để đạt được hiệu quả cao hơn, ông Võ Văn Chánh nhấn mạnh, cần tạo sự đồng thuận cao trong công tác triển khai thực hiện chuỗi giá trị, đây chính là điều kiện tất yếu cho sự thành công của chuỗi liên kết, trong đó tổ chức đại diện của nông dân được xem là vai trò cầu nối đặc biệt quan trọng; phải có chính sách phù hợp, sát với thực tiễn và được tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ giữa các cấp, ngành, nhất là trong việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách; định hướng, hướng dẫn trong công tác lập dự án, bồi dưỡng năng lực quản trị dự án; các hợp đồng liên kết phải đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thực hiện trong chuỗi, kể cả các biện pháp mang tính chế tài đối với các bên không thực hiện đúng hợp đồng./.
                                                                                                                                                                         Tin và ảnh: Huy Tùng
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập