Quang cảnh buổi tọa đàm
Đồng Nai hiện có 49 di tích lịch sử,
khảo cổ và di tích kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như:
chùa Đại Giác, đình Tân Lân, Văn miếu Trấn Biên, mộ cổ Hàng Gòn (TX.Long Khánh),
Chiến khu Đ (Vĩnh Cửu). Trong đó, có 29 di tích được công nhận là di sản quốc
gia.
Hiện nay, tuyến du lịch đường sông Đồng Nai, xuất
phát từ Tp.Biên Hòa đang khai thác hiệu quả kết nối tour du lịch di tích,
danh thắng, rừng và hồ. Dọc theo bờ sông còn có những ngôi chùa cổ
kính giấu mình sau những tán cây có tuổi thọ cả trăm năm. Mỗi ngôi
chùa, mái đình đều gắn với những câu chuyện, truyền thuyết về những
nhân vật được thờ phụng tại các ngôi chùa, đình cổ kính, trang nghiêm.
Đây sẽ là những điểm dừng chân cho những người thích khám phá về văn
hóa, phong tục của người dân trong vùng. Khách sau khi tham quan dọc
tuyến du lịch đường sông dừng chân tại trạm Hiếu Liêm có thể chọn đi
tiếp tour rừng trong Chiến khu Đ kết hợp tìm hiểu lịch sử và các
trò chơi thám hiểm rừng.
PGS TS. Huỳnh Văn Tới chia
sẽ tại hội nghị
Theo các chuyên gia chia sẽ, để phát triển du lịch
nên kết nối di tích thành một chuỗi như một bản đồ du lịch di sản, xây dựng
tour du lịch có chất lượng tiêu chuẩn và ổn định cho các điểm di sản: có thuyết
minh đa ngôn ngữ, giới thiệu thông tin về lịch sử và di sản; Ứng dụng công nghệ
thông tin để cập nhật và chia sẽ bản đồ du lịch di tích; Chia sẻ dữ liệu khách
du lịch trước, trong và sau tour du lịch để hiểu biết kỹ hơn về du khách và nhu
cầu của họ; Hình thành các sản phẩm đặc trưng, bổ trợ lẫn nhau giữa các điểm
đến ở Đồng Nai và vùng lân cận để thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Trúc Phương