Năm 2016, Liên hiệp Hội đã chủ động phối
hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, UBND
huyện Vĩnh Cửu, UBND thị trấn và các xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Vĩnh Cửu, Ban Quản lý các chợ xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình truyền
thông nâng cao nhận thức và bảo vệ môi trường với chủ đề “Giảm thiểu sử dụng túi ni lông
khó phân hủy và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn” cho các tiểu thương ở Thị trấn Vĩnh An, xã Tân Bình, xã Thạnh Phú,
xã Thiện Tân trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu.
Đây là một trong những đối tượng do đặc điểm nghề nghiệp phải sử dụng nhiều
túi ni lông đựng hàng hóa. Mục tiêu truyền thông nhằm làm cho các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiểu thương và
người dân hạn chế sử dụng túi nilon vì những tác hại đến sức khỏe và môi trường
do túi nilon gây ra. Đồng thời định hướng sử dụng những túi đựng đồ dùng thân
thiện với môi trường như túi giấy, túi nilon dễ phân hủy, mang giỏ nhựa đi mua
sắm,… Bên cạnh đó các chuyên gia còn
hướng dẫn cách phân loại rác tại nguồn, tái chế tái sử dụng chai lọ và giới
thiệu về ngày hội tái chế do Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức vào ngày
25/9/2016, góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trường sống.
Hình 1.
Truyền thông môi trường tại huyện Xuân Lộc
Từ năm 2017 đến năm 2020, với thời gian chuẩn bị tốt hơn, đã có kinh nghiệm thực tế
trong tổ chức thực hiện dự án Liên hiệp Hội cùng phối hợp với Chi cục
Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai), Sở Giáo dục và Đào
tạo, Hội Bảo vệ Thiên
nhiên và Môi trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, Ban
Giám hiệu các trường tiểu học các huyện: Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch, Xuân Lộc, Thống Nhất và thành
phố Biên Hòa, xây
dựng kế thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hơn 7.300 em học sinh của 41 trường tiểu học (mỗi trường một lớp tập huấn) với chủ
đề “Phân
loại rác tại nguồn – Giải pháp bền vững”, nhằm nâng
cao nhận thức về ý nghĩa và tác dụng của việc tái chế, phân loại rác tại nguồn
(thế nào là rác hữu cơ, vô cơ, phân hủy được hay không), từ đó dần thay đổi hành
vi của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh tiểu học trong
công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Qua 5 năm tổ
chức triển khai phối hợp thực hiện chương trình liên tịch (2016-2020), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ
thuật tỉnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng kế
hoạch, thời gian cụ thể các hoạt động Bảo vệ môi trường ngay từ đầu năm, tạo
điều kiện từng bước đưa công tác Bảo vệ môi trường đi vào chiều sâu và mang lại
hiệu quả thiết thực.
Hình 2. Truyền
thông môi trường tại huyện Thống Nhất
Trong công tác tuyên truyền hưởng ứng các ngày Lễ về môi trường hàng năm
Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tích cực hưởng ứng tham gia như: treo băng
rôn, khẩu hiệu, cấp phát tài liệu tuyên truyền, vận động cán bộ nhân viên và
người lao động góp sức xây dựng khuôn viên làm việc thân thiện, góp phần
nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi làm việc; không chỉ được thực hiện
trong khuôn viên xung quanh nơi làm việc mà đến từng cá nhân thi đua giữ gìn vệ
sinh nơi làm việc sau mỗi giờ tan ca thành một nề nếp được đánh giá thường
xuyên trong năm, góp phần xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện
nước, bỏ các loại rác nguy hại đúng nơi qui định và phân loại rác thải hàng
ngày nhằm góp phần chung tay bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp tại
nơi làm việc và địa bàn nơi cư trú.
Công tác tập
huấn, truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong
những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước cải thiện chất lượng,
hiệu quả ở một số khu vực trọng điểm và trở thành thói quen thân thiện với môi
trường; mang lại hiệu quả thiết thực góp phần vào việc bảo vệ môi trường trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và vì sự ổn định phát
triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trúc Phương