Theo ông Lê Văn Mười,
nông dân xã Bình Lợi chia sẻ: “Nhờ chuyển sang trồng 3,5 ha bưởi da xanh và
bưởi đường lá cam, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhờ có chứng nhận
đạt chuẩn VietGAP, cây bưởi được chăm sóc bằng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu cũng
dùng các chế phẩm sinh học, khi ra trái được bọc lại để hạn chế sâu bệnh xâm
hại quả, năng suất bình quân đạt trên 52 tấn/năm. So với trồng lúa thì cây bưởi
da xanh cho hiệu quả gấp 4 - 5 lần. Một cây bưởi được chăm sóc tốt, khi thu
hoạch bán quả có thể mang về cho người trồng 3 - 4 triệu đồng trong một năm.
Việc trồng bưởi theo mô hình VietGAP tuy có tốn nhiều công, chi phí đầu tư cao
nhưng thành phẩm đầu ra tiêu thụ dễ hơn nhiều và giá thành cũng cao hơn bưởi
được chăm sóc theo mô hình truyền thống.
Bưởi
có chứng nhận VietGap
Ngoài ra, Vườn quốc gia Cát Tiên cũng ứng dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào triển khai các đề tài ứng dụng để phát triển
cây dược liệu và nhân rộng các mô hình canh tác với hiệu quả bước đầu khả quan.
Cơ bản vườn đã hình thành một nguồn tài nguyên thực vật khá phong phú, đa dạng,
trong đó có các loài cây dược liệu rất giá trị về dược tính, giá trị kinh tế và
xuất khẩu.
Ngoài ra, huyện đã quy hoạch cánh đồng lớn với 2
nhóm cây (cây ngắn ngày và cây ăn quả) với tổng diện tích gần 4,4 ngàn ha
(chiếm 28,9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện). Trong đó, các loại
cây trồng chủ lực được tập trung phát triển gồm: cây xoài trên 3 ngàn ha; cây
có múi gần 1,6 ngàn ha và rau nhà lưới...Hiện tổng diện tích tưới tiết kiệm tất
cả các loại cây trồng trên địa bàn huyện là gần 1,6 ngàn ha. Nhờ áp dụng giống,
khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, năng suất cây trồng trung bình tăng 25%;
chất lượng, giá bán nông sản cao và ổn định hơn. Thu nhập của người nông dân
tăng trung bình từ 15-25% so với sản xuất truyền thống.
Mô hình trồng xoài
VietGap
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất
trên địa bàn huyện có nhiều bước tiến khả quan cho ngành nông nghiệp. Cùng với
việc tập trung đầu tư cho công tác giống, nhằm tuyển chọn giống mới, cây trồng
chủ lực của tỉnh hoặc bản địa có ưu thế lớn về năng suất, chất lượng hoặc giá
trị bảo tồn nguồn gen, huyện cũng đã đầu tư mạnh cho việc nâng cao kỹ thuật
canh tác cây trồng, vật nuôi. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
đã đóng góp lớn trong việc nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm hàng hóa nông nghiệp, giúp khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất
đai, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Huyện đang
dần hình thành và phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
vùng sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn chứng nhận (VietGAP, GlobalGAP, tiêu
chuẩn hữu cơ) làm hạt nhân thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Đồng thời, nâng cao hiệu quả trong tổ
chức sản xuất, tăng cường các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
theo chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản của tỉnh.
Lê Nghĩa