Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
(10/5/2013) Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai đang cần sự hỗ trợ của các nhà khoa học
Cập nhật: 10-05-2013 05:38
Dự án di dời các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm sứ vào cụm làng nghề Gốm sứ Tân Hạnh theo chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai và UBND thành phố Biên Hòa đang được tỉnh triển khai thực hiện. Tuy nhiên các lò gốm đang gặp khó khăn trong việc tìm nhiên liệu để sản xuất dòng gốm đất đen truyền thống.
 
Trao đổi với chúng tôi ông Vòng Khiềng, Tổng Thư ký Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai cho biết, hiện có 36 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ được bố trí di dời vào cụm gốm Tân Hạnh, trong đó có 15 cơ sở sản xuất các sản phẩm gốm đất đen. Đây là dòng gốm truyền thống đặc trưng của làng nghề Gốm Biên Hòa dùng để trang trí sân vườn, được các thị trường Mỹ, châu Âu ưa chuộng vì tính nghệ thuật phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và bởi chất lượng bền chắc với mưa nắng, không thấm nước và không bị rêu mốc.
Trước đó từ những năm 2000, các cơ sở sản xuất cũng đã tính đến các phương án chọn lựa lò nung gas và lò nung dầu để đảm bảo môi trường trong việc sản xuất theo chủ trương của tỉnh và thành phố. Tuy nhiên, cả hai loại lò trên đều chưa tạo ra sản phẩm có đặc tính của dòng gốm đất đen Biên Hòa. Hơn nữa các lò nung bằng gas chỉ có thể nung dòng gốm đất trắng có kích cỡ vừa và nhỏ, trong khi chi phí gas tới thời điểm hiện nay đã chiếm gần 40% giá thành sản phẩm cũng gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất gốm xuất khẩu vì giá thành cao, sức cạnh tranh giảm. Đối với lò dầu có thể nung được các sản phẩm loại lớn nhưng chi phí cũng rất cao – một lò nung bằng dầu 90m3 khoảng 80.000 USD.
2fbuedgbfuìeđuíedjfhciedjsmfhcìeumhc.jpg
 Sản xuất gốm sứ bằng đất đen tại doanh nghiệp tư nhân Phát Thành, phường Bửu Hòa, Biên Hòa. ảnh V. Nam
Ông Nguyễn Văn Bình – Chủ tịch Hiệp hội Gốm mỹ nghệ Đồng Nai cho biết, Đồng Nai có hai dòng gốm đất trắng và gốm đất đen, dòng đất trắng đang gặp rất nhiều khó khăn do bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sản phẩm cùng loại của các tỉnh bạn. Bên cạnh đó, dòng gốm đất đen nhờ những tính chất riêng không giống bất kỳ dòng gốm nào và có khả năng bảo tồn và phát triển tốt mang đặc trưng riêng truyền thống của gốm sứ Biên Hòa.
Với thực trạng trên, Hiệp hiệp Gốm mỹ nghệ Đồng Nai rất cần có sự tham gia của các nhà khoa học thực hiện những khảo sát thực tế,  nghiên cứu công nghệ mới giúp các cơ sở, chủ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả  đem lại lợi ích kinh tế cho làng nghề, đồng thời  bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái và duy trì và phát triển gốm sứ Biên Hòa truyền thống đã có hơn 300 tuổi.                                                                                 
                                                                                                                          Xuân Tuyến
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Thăm dò ý kiến

 
Ý kiến của bạn về giao diện của website ?
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập