Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
(17/12/2014) Hội nuôi ong Đồng Nai hỗ trợ hội viên trong việc nuôi trồng
Cập nhật: 17-12-2014 03:53
Năm 2014 việc xuất khẩu mật ong trên thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, tuy nhiên việc xuất khẩu mật ong của Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng không chỉ giữ vững ổn định mà còn không ngừng phát triển, thể hiện vị trí quan trọng của Việt Nam trên thị trường mật ong thế giới.
 
Mật ong là thực phẩm không thể thiếu trong đời sống của con người, nó là một sản phẩm tự nhiên không qua chế biến nhưng mang lại lợi ích rất lớn cho sức khỏe của con người chúng ta. Xác định được vai trò và công dụng của mật ong không chỉ đối với sức khỏe mà còn là nguồn thu ngoại tệ lớn, trong những năm qua nhiều nước trên thế giới rất coi trọng đến việc nuôi trồng và xuất khẩu mật ong. Việt Nam chúng ta là một trong những nước chiếm vai trò rất lớn trong thị trường đó, có thể nói là nước đứng trong TOP những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu mật ong. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho việc nuôi ong và khai thác mật ong ngày càng phát triển ở Việt Nam. Chính vì vậy trong những năm qua Hội nuôi ong tỉnh Đồng Nai đã không ngừng chú trọng việc hỗ trợ và giúp đỡ các hộ nuôi ong trong tỉnh nắm vững các kiến thức và phương pháp để việc nuôi ong ngày càng ổn định, tạo nguồn thu nhập chính và chủ yếu cho các hộ nông dân. Đặc biệt, chúng ta có đủ các điều kiện thuận lợi nhất để phát triển nghề nuôi ong bởi chi phí cho việc nuôi ong là rất thấp, lại tận dụng các nguồn có sẵn mà không cần nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để nuôi ong. Đây là điều kiện và là môi trường tốt để chúng ta nuôi ong và xuất khẩu mật ong ra thị trường thế giới, tạo nguồn thu ổn định không chỉ người nông dân mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế cho quốc gia.
 hỗ trợ hội viên trong việc nuôi 42.JPG
 Hội nuôi ong tỉnh tổ chức Hội thảo “Vùng nguyên liệu và bước đi hoa”
Có thể nói, công việc nuôi và khai thác mật ong là một công việc khá khó khăn và phức tạp, đòi hỏi mỗi hội viên không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản về nuôi mà còn cả sự kiên trì và cần mẫn. Tuy nhiên những năm gần đây việc khai thác và xuất khẩu mật ong của hội viên gặp nhiều khó khăn do những người nông dân đã sử dụng những chất không cho phép vào mật ong, từ đó làm giảm uy tin và chất lượng mật ong. Không chỉ vậy, việc xuất khẩu mật ong ngày càng tăng về sản lượng của Việt Nam gây ra nghi vấn việc chúng ta nhập mật ong của Trung Quốc để tăng sản lượng xuất khẩu. Nhằm tạo nên thương hiệu uy tín và chất lượng mật ong Việt Nam, Hội nuôi ong tỉnh đã đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ các biện pháp khoa học kỹ thuật để người nông dân có thêm kiến thức và kỹ năng trong nuôi ong. Nắm bắt được tình hình đó, ngày 12/12/2014 Hội nuôi ong tỉnh tổ chức Hội thảo “Vùng nguyên liệu và bước đi của hoa”.
Hiện nay, tổng số đàn ong tăng 1.500.000 con, việc khai thác mật ong được bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 10 năm sau nhưng được chia ra từng giai đoạn, từng vùng khác nhau. Việc khai thác như thế này tạo điều kiện cho đàn ong nghỉ ngơi, bởi đến tháng 10, tháng 11 và tháng 12 là thời gian để đàn ong nghỉ ngơi nhưng nếu khai thác liên tục thì đàn ong không đủ khả năng sản sinh ra mật để khai thác, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng của mật ong. Đây là điều mà Hội rất quán triệt và tuyên truyền sâu rộng để các hội viên nắm rõ chu kỳ khai thác.
Trong quá trình khai thác, chúng ta cần duy trì đàn ong trong thế mạnh, phải bổ sung liên tục nguồn thức ăn, nguồn phấn,… tuyệt đối không để đàn ong chịu đói. Có như vậy thì khai thác mật ong mới đạt năng suất và sản lượng cao, chất lượng được đảm bảo. Hội cũng tư vấn cho hội viên nên có kế hoạch khai thác mật ong một cách hợp lý, nắm rõ lợi thế từng vùng miền để di chuyển, khai thác luân chuyển từ vùng này đến vùng khác, đặc biệt là miền Trung và vùng Đông Nam Bộ là nơi thuận lợi nhất để khai thác.
hỗ trợ hội viên trong việc nuôi 9045.JPG
Các hội viên trao đổi những khó khăn và kinh nghiệm khi đi khai thác mật ở các địa phương
Tuy nhiên, việc khai thác mật ong cũng gặp những khó khăn và trợ ngại rất lớn từ những người dân ở địa phương mà hội viên đến khai thác. Do chưa nắm vững về vai trò của nghề nuôi ong và sự vô hại của đàn ong đối với cây trồng, cho rằng nuôi ong gần khu vực trồng trọt rau màu và hoa sẽ ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của sản phẩm nên đã tìm cách xua đuổi và không cho đặt nuôi nuôi ong gần khu vực trồng trọt. Thậm chí một số nơi người dân địa phương còn tìm cách tiêu diệt đàn ong nên gây nên khó khăn rất lớn cho những người nuôi ong. Trước những kiến nghị của các hội viên, Hội đã tuyên truyền, vận động cho người nông dân hiểu rõ, đồng thời khuyến khích các hội viên của Hội nên phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con nông dân hiểu được sự vô hại của đàn ong đối với mùa màng. Bên cạnh đó, để tạo uy tín của mình, các hội viên nên trình bày đầy đủ và rõ ràng các giấy tờ cần thiết và hợp lệ để chính quyền và người dân địa phương tin tưởng. Ngoài ra Hội phối hợp với Công ty mật ong tỉnh đã làm việc với UBND tỉnh, các sở ban ngành ở địa phương để có biện pháp bảo vệ đàn ong và các hội viên đi khai thác mật nhằm hạn chế thiệt thòi cho người nuôi và khai thác. Với các biện pháp này của Hội, hiện nay nhiều địa phương đã tạo điều kiện cho người nuôi ong trong việc nuôi và thu hoạch, tạo sự ổn định bền vững lâu dài cho việc nuôi trồng và khai thác mật ong ở Việt Nam nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Lợi thế của việc nuôi và khai thác mật ong là nguồn mật ong không bao giờ cạn kiệt, đây là tiềm năng vô cùng to lớn trong tương lai mà chúng ta cần giữ vững để sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, để giữ vững thương hiệu, mà cái quan trọng là chất lượng mật ong là điều mà chúng ta cần quan tâm nhất trong hiện nay. Chính người nông dân là người quyết định chất lượng của mật ong. Hội đã chú trọng việc khuyến khích các hội viên tuyệt đối không dùng các chất kích thích sinh trưởng cho đàn ong và điều trị ong bằng biện pháp sinh học. Hiện nay các trại nuôi ong tăng rất nhiều, tăng khoảng 30% nên dẫn đến thiếu nguồn thức ăn, chính vì vậy Hội yêu cầu các hội viên không được đổ nhiều đường cho ong ăn, vì như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng của mật. Để tăng sản lượng nguồn mật thì vấn đề đầu tiên mà Hội và các hội viên chú trọng là tăng quy mô trại nuôi ong và mỗi trại phải cách nhau ít nhất là 2 km. Cần phải duy trì đàn ong trong suốt quá trình khai thác, vừa khai thác vừa nuôi dưỡng, đồng thời phải bổ sung nguồn phấn và các nguồn thức ăn khác ở mức tối đa. Khi đàn ong gặp vấn đề về sức khỏe, sinh trưởng,…Hội sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ cho người nông dân để nông dân có những điều kiện thuận lợi nhất phát triển nghề nuôi ong.
Dự báo trong năm 2015, quy mô nuôi ong của Việt Nam sẽ tăng khoảng 30% nhưng giá cả thu mua có khả năng sẽ giảm. Tuy nhiên, với sự biến động của thị trường mật ong thế giới tạo nhiều cơ hội để chúng ta vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu mật ong. Trong năm 2014 chúng ta xuất khẩu được hơn 45.000 tấn mật ong, đứng thứ hai thế giới sau Achentina. Năm 2015 dự tính sản lượng xuất khẩu mật ong sẽ cao hơn năm 2014 và cam kết mật ong đạt chất lượng tốt nhất. Để tạo cho nghề nuôi ong phát triển bền vững lâu dài, bên cạnh hỗ trợ nguồn vốn, con giống, các biện pháp khoa học kỹ thuật, Hội còn phối hợp với Công ty Cổ phần mật ong tỉnh tiếp tục đưa ra một số giải pháp như đầu tư nền sáp và đường, tạo giá cả thu mua tốt, hợp lý để hỗ trợ cho nông dân. Hội sẽ tiếp tục xây dựng đội ngũ các nhà khoa học, các nhà nuôi ong có kinh nghiệm nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ thuật để Hội là điểm tựa vững chắc cho người nông dân trong tỉnh.
                                                                                                                                                 Dương Phúc
 
In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Thăm dò ý kiến

 
Ý kiến của bạn về giao diện của website ?
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập