Sau
Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2022, Hiệp hội củng cố Ban Chấp hành, Ban Thường
vụ là những người có tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động, làm cầu
nối giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý Nhà nước, xúc tiến thương mại, đầu
tư, hỗ trợ hội viên sản xuất và kinh doanh. Đến nay Hiệp hội kết nạp được 60 hội
viên, đồng thời phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về ngành chế biến gỗ, lâm sản, thủ công mỹ nghệ đến từng hội viên. Ngoài
ra, Hiệp hội đã xây dựng website, địa chỉ email… nhằm cung cấp, chia sẻ thông
tin trong và ngoài nước đến hội viên về kinh tế, thị trường, giá cả nguyên - vật
liệu, khoa học công nghệ… để hội viên kịp thời nắm bắt và có định hướng sản xuất,
kinh doanh cho cơ sở.

Ban Chấp hành
Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai nhiệm kỳ 2019 - 2022
Trong
hoạt động xúc tiến thương mại, Hiệp hội phối hợp tổ chức, thực hiện chương
trình xúc tiến đầu tư, thương mại bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giới thiệu
sản phẩm của hội viên ra thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động
như hội thảo, hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường, giao lưu học tập kinh
nghiệm trong và ngoài nước. Cùng với đó, Hiệp hội phối hợp với Sở Công thương,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn về luật xuất - nhập khẩu,
hướng dẫn chứng chỉ rừng cho doanh nghiệp chế biến lâm sản. Đồng thời phối hợp
với Hội Doanh nghiệp trẻ và Hội Xuất – nhập khẩu liên kết triển khai chương
trình tuyên truyền chính sách, pháp luật Nhà nước và tổ chức các hội nghị đối
thoại Nhà nước và doanh nghiệp. Ngoài ra, Hiệp hội còn làm cầu nối liên kết các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để phát triển ngành nghề, xây dựng phương án
liên kết chuỗi để tạo động lực cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và ổn định phát triển ngành chế biến gỗ.
Mặt
khác, Hiệp hội động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, hội viên phối hợp đầu
tư, hỗ trợ các ngành nghề có liên quan với nhau như sử dụng phế liệu, đầu tư
công nghiệp hỗ trợ như pha sơn, keo, chế tạo thiết bị máy móc nhằm tạo lợi thế
cạnh tranh, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Hiệp hội gỗ và thủ công kỹ nghệ
Đồng Nai ký thoả thuận phối hợp đào tạo kỹ sư công nghệ chế biến lâm sản
và nội thất
Đạt
được những kết quả trên là do tổ chức Hiệp hội, hội viên luôn chủ động sáng tạo
trong công tác tổ chức, đổi mới phương thức sản xuất, phát triển thương hiệu,
duy trì ổn định khách hàng để tạo uy tín cho doanh nghiệp, hội viên nói riêng,
cho ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Trong
thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục củng cố tổ chức, kết nạp thêm hội viên mới, đẩy
mạnh các hoạt động chuyên môn, xúc tiến đầu tư và thương mại, hỗ trợ hội viên sản
xuất và kinh doanh; chủ động, sáng tạo trong công tác, nắm bắt những điều kiện
thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hiệp hội.
Dương Phúc