Trong thời gian qua, Hiệp hội đã phối hợp với hợp
tác xã, cơ quan hợp tác quốc tế các nước Pháp, Mỹ,
Nhận Bản, Hàn Quốc… nhằm tham khảo các mô hình chăn nuôi tiên tiến, tập
huấn thiết lập công thức thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, Hiệp hội phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức các buổi hội thảo
chuyên đề về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhất là
trong chăn nuôi heo nhằm chủ động
ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút dịch bệnh thông qua việc buôn bán,
vận chuyển, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, từ đó đề xuất các
giải pháp hữu hiệu nhất trong việc tái
đàn, định hướng sản xuất.

Ban Chấp hành Hiệp hội chăn nuôi nhiệm kỳ 2018 - 2021
Hiệp hội đã liên
kết với hợp tác xã, các doanh nghiệp thương mại phân phối, hỗ trợ và xây dựng chuỗi
liên kết sản xuất, tiêu thụ trong chăn nuôi để đưa các sản phẩm an toàn đến tay
người tiêu dùng, qua đó góp phần thúc
đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, tạo chuỗi giá trị sản phẩm bền
vững, ổn định kinh tế, giải quyết đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi có truy xuất
nguồn gốc, an toàn thực phẩm cho người dân.

Trang trại
chăn nuôi heo của hội viên
Để tiếp tục đẩy
mạnh và phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh, trong thời gian tới Hiệp hội đề ra
một số nhiệm vụ: Tiếp tục phát triển mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, làm
cầu nối giữa hội viên và thị trường tiêu thụ; chú trọng xây dựng chuỗi liên kết
chăn nuôi - tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc; tạo dựng mối liên kết
chăn nuôi gồm cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất thức
ăn, người chăn nuôi và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hoặc hình thức liên kết
chuỗi chăn nuôi - giết mổ - buôn bán… Liên kết với các cơ quan có liên quan hình thành các khu chăn nuôi tập
trung, hạn chế chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ nhằm giảm chi phí trong chăn nuôi,
tăng khả năng cạnh tranh, kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Tổ chức các
hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an
toàn trên địa bàn Đồng Nai.
Dương Phúc