Tìm kiếm
 

Nội dung bản tin

 
Những khó khăn và thách thức của ngành gỗ Đồng Nai trong tình hình dịch bệnh Covid-19
Cập nhật: 25-10-2021 02:20
Ngành chế biến gỗ Đồng Nai có vị trí quan trọng với gần 1.000 doanh nghiệp và trên 140.000 lao động. Kim ngạch xuất khẩu gỗ trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt trên 1,3 tỷ USD, là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 của tỉnh, chiếm gần 10% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, chiếm 13% kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước.

​          Thực trạng hiện nay cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2021, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành gỗ. khảo sát 140 doanh nghiệp cho thấy, có 52% doanh nghiệp ngừng sản xuất, 48% doanh nghiệp còn hoạt động (thực hiện “ba tại chỗ” - 3T) nhưng công suất hoạt động giảm khoảng 60% so với trước thời điểm dịch bệnh. Dịch bệnh đã làm số lượng lao động giảm trên 65%, tổng công suất hoạt động của nhà máy giảm đến 70%; các doanh nghiệp không hoàn thành các đơn hàng đã nhận, đặc biệt có nhiều đơn hàng bị chuyển sang các nước khác, kim ngạch xuất khẩu giảm, ảnh hưởng nặng nề đến kinh doanh, sản xuất ngành gỗ trên địa bàn tỉnh.

 

Các doanh nghiệp ngành gỗ thực hiện test nhanh cho người lao động

Hiện nay, các doanh nghiệp ngành gỗ của tỉnh đang đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn, cụ thể:

Thứ nhất: Nhiều doanh nghiệp có nguy cơ ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thậm chí có khả năng phá sản vì nhà máy đóng cửa, doanh thu không có, trong khi vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng nhà xưởng, lãi suất vay vốn ngân hàng. Nhiều đơn hàng không thực hiện được và bị chuyển sang đối tác nước ngoài.

Thứ hai: Nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất theo phương án ba tại chỗ (3T)  nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn vì chi phí tăng thêm như: ăn ở, kiểm tra sức khỏe cho người lao động, các doanh nghiệp vừa phải duy trì sản xuất lại vừa áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong khi không có chuyên môn về y tế. Trong khi đó, các chủ doanh nghiệp ngành gỗ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để lây nhiễm dịch bệnh phong phạm vi doanh nghiệp, đơn vị của mình. Tình trạng thiếu container rỗng, chi phí thuê container và giá cước vận tải biển tăng quá cao (tăng từ 2 - 4 lần). Điều này dẫn đến thực trạng  có nhiều trường hợp giá trị sản phẩm xuất khẩu không bằng chi phí thuê và vận chuyển container.

Thứ ba: Việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong ngành gỗ còn nhiều khó khăn. Các khoản đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp… chiếm 15% chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn vì phải căng mình vừa lo cho lao động đang sản xuất vừa lo cho lao động bị mất việc…

 

Doanh nghiệp ngành gỗ thực hiện sản xuất kinh doanh theo phương án “ba tại chỗ” (3T)

Trước tình hình khó khăn và thách thức, Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai đã có một số đề xuất, kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành gỗ để duy trì và chuẩn bị phục hồi sản xuất, trong đó có các biện pháp bảo vệ người lao động như tiêm vắcxin, có kế hoạch hỗ trợ các doanh nghiệp “mở cửa từ từ” để hoạt động sản xuất kinh doanh sớm trở lại bình thường. Cho phép các doanh nghiệp tạm ngưng đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế… đến khi tình hình hoạt động ổn định trở lại; miễn đóng phí công đoàn để giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn kinh phí này hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và chi trả các khoản phí khác. Mặt khác, miễn giảm tiền thuê đất, chi phí thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh; đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện triển khai Khu lâm nghiệp công nghệ cao và một số cụm công nghiệp tập trung cho doanh nghiệp ngành gỗ nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp liên kết sản xuất tốt hơn; có hệ thống kho bãi chứa hàng và dự trữ nguyên liệu bảo đảm sản xuất, qua đó định hướng phát triển logistic, xem xét thành lập cảng biển chuyên dụng cho ngành xuất nhập khẩu nông lâm sản để phát huy lợi thế và tiềm năng của miền Đông Nam bộ.

Trước thực trạng đó, nhằm tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh vượt qua đại dịch, từng bước ổn định sản xuất, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Ngoài ra, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Nai đã kiến nghị UBND tỉnh, các Sở, ngành liên quan tổ chức hội nghị do UBND tỉnh chủ trì với sự tham gia các các Sở, ngành, các Hiệp hội, các tổ chức doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong mọi lĩnh vực để lắng nghe những ý kiến phản ánh, kiến nghị từ doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời để các Hiệp hội, doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất trong tình hình mới.

Dương Phúc

In nội dung
Các tin đã đăng ngày:
Select a date from the calendar.
 

Thăm dò ý kiến

 
Ý kiến của bạn về giao diện của website ?
 

Liên Kết Website

 
Lượt truy cập:

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỒNG NAI                            * Chịu trách nhiệm chính: TS. Vy Văn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp Hội Đồng Nai
DONG NAI UNION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ASSOCIATIONS         * Chịu trách nhiệm Biên tập:
* Địa chỉ: 281 Đường 30/4 - P.Quyết Thắng - TP.Biên Hòa - Đồng Nai               - ThS. Nguyễn Văn Liệt - PCT-TTK Liên hiệp Hội Đồng Nai
* Điện thoại:0251.3946348 - Email:lienhiephoidn@gmail.com                            - ThS. Đào Đức Trình - PCT - Liên hiệp Hội Đồng Nai


 ​

Đăng nhập