Hiệp hội đã phối hợp các tổ
chức quốc tế tổ chức hội thảo nông nghiệp với chủ đề “Hướng tới thúc đẩy đầu tư tư nhân để
xây dựng chuỗi giá trị thực phẩm”, tổ chức tập huấn thiết lập công thức thức ăn chăn nuôi
nhằm giảm chi phí chăn nuôi, tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến và
con giống đạt năng suất vượt trội của nước ngoài. Bên cạnh đó, Hiệp hội phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức các buổi hội thảo
chuyên đề về phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của
vi rút dịch bệnh thông qua việc buôn bán, vận chuyển, giảm thiểu thiệt
hại cho ngành chăn nuôi, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhất trong việc tái đàn, định hướng sản
xuất. Hiệp hội đã liên kết với hợp tác xã, các doanh nghiệp thương mại
phân phối, hỗ trợ và xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ trong chăn nuôi
để đưa các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, qua đó góp phần thúc đẩy
sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, tạo chuỗi giá trị sản phẩm bền
vững, ổn định kinh tế, giải quyết đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi có truy xuất
nguồn gốc, an toàn thực phẩm cho người dân.

Đại hội Hiệp hội chăn
nuôi nhiệm kỳ IV (2022 - 2025)
Hiệp hội cũng tăng cường công tác tuyên truyền để
người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch; nâng cao nhận thức về việc áp dụng, thực hiện các biện
pháp phòng chống dịch bệnh; qua đó thông tin đầy đủ kịp thời về tình hình dịch
bệnh, các chủ trương chính sách trong chăn nuôi, phòng chống dịch và các chính
sách khác của Nhà nước có liên quan để người chăn nuôi biết và chủ động trong công tác sản xuất an toàn, hiệu quả.
Năm
2021, sự bùng phát trở lại
của đại dịch Covid-19 lần thứ 4 này đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất. Các trang trại
chăn nuôi đều gặp khó khăn về khâu tiêu thụ.
Nguyên nhân chủ yếu là các chợ đầu mối lớn ở TP.
Hồ Chí Minh như chợ Hóc Môn, chợ Bình Điền, chợ Thủ Đức, địa
điểm phân phối lớn đều tạm
ngưng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 khiến giá sản phẩm chăn
nuôi như heo, gia cầm bán tại trại đồng loạt giảm. Hàng loạt thương lái của Đồng Nai
kinh doanh ở các chợ này đều thuộc diện phải cách ly phòng dịch nên hầu như tạm
dừng mọi hoạt động mua bán, kinh doanh mặt hàng thịt heo. Góp phần cùng cả
nước chung tay vượt qua đại dịch, Hiệp hội đã
phối hợp Phòng Kinh tế TP. Biên Hòa kịp thời khai trương cửa hàng chuyên cung
cấp thịt heo tại một số địa điểm Nhà văn hóa các phường, góp phần tiêu thụ thịt heo và tạo sự cân bằng giá bán ra
cho người dân.
Với những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ
qua cho thấy, Hội thực sự đã trở thành một
ngôi nhà chung, một chỗ dựa về tinh thần, một địa chỉ tin cậy để điều hòa, phối
hợp hoạt động của các hội viên, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển về kinh tế
- xã hội của tỉnh Đồng Nai.

Điểm bán thịt heo bình ổn giá của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai
Hiện nay, với xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi Đồng Nai xác định
kế hoạch sản xuất, kinh doanh lâu dài, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm chăn
nuôi không chỉ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Để làm được như vậy, trong thời gian tới Hiệp hội Chăn nuôi xác định một số nhiệm vụ trọng tâm: Tích cực củng cố, kiện toàn tổ chức Hội, tiếp tục vận động, kết nạp nhiều hơn nữa hội viên
hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, chăm lo và bảo vệ quyền lợi cho hội viên, tạo điều kiện để
hội viên phát huy hết khả năng chuyên môn của mình. Phát triển mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, đẩy
mạnh vai trò của Hiệp hội trong việc làm cầu nối giữa các trang trại chăn nuôi
và thị trường tiêu thụ; chuỗi liên kết chăn nuôi -
tiêu thụ thực phẩm sạch, truy xuất nguồn gốc; hoặc hình thức liên kết chăn nuôi
4 nhà gồm: cơ quan quản lý nhà nước - ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất thức
ăn, người chăn nuôi và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hoặc hình thức liên kết chuỗi
chăn nuôi - giết mổ - buôn bán. Tăng
cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất và đẩy
mạnh chăn nuôi theo hướng hữu cơ,
hạn chế manh mún nhỏ lẻ nhằm giảm chi phí trong nuôi, tăng khả năng cạnh tranh;
khuyến khích hình thành các khu chăn nuôi tập
trung, chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Chủ động phối hợp
với các Sở, ban ngành tổ chức các
hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi an
toàn trên địa bàn Đồng Nai. Tìm đầu ra cho các sản
phẩm chăn nuôi và tìm kiếm các
đối tác phục vụ cho bà con chăn nuôi, giảm thiểu chi phí chăn nuôi. Đẩy mạnh công tác đào tạo, các buổi tọa đàm, bồi dưỡng
kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn
về lĩnh vực chăn nuôi cho hội viên. Tăng cường
công tác tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động phòng, chống dịch bệnh trong
chăn nuôi; thông tin đầy đủ kịp thời về tình hình dịch
bệnh, các chủ trương chính sách của Nhà nước có liên quan đến công tác phòng
chống dịch để người chăn nuôi, người dân được biết và chủ động trong công tác
phòng chống dịch.
Dương Phúc