Ban Chấp hành Hội nuôi ong nhiệm kỳ V
(2019 – 2024)
Công tác tuyên truyền, phổ biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật,
nghiên cứu khoa học: Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 300.000 - 350.000 đàn ong và
phát triển theo nhiều dạng: Nuôi hộ gia đình, nuôi ong bán chuyên nghiệp và
nuôi ong chuyên nghiệp. Đối với những trại nuôi ong chuyên nghiệp quy mô từ 200
đến 1.000 đàn ong/trại. Giống ong được nuôi chủ yếu để khai thác và xuất khẩu
là giống Apis Mellifera. Sản lượng trung bình hằng năm từ 6.000 - 8.000 tấn mật
ong và nhừng sản phẩm khác từ ong như: sáp ong, phấn hoa, sữa ong chúa… Nuôi
ong đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn trong tỉnh,
trong đó có hơn 500 người nuôi ong chuyên nghiệp. Lợi nhuận bình quân khoảng
100 triệu đồng/năm cho một người nuôi ong với quy mô 200 đàn ong. Nghề nuôi ong
đã trở thành một nghề sản xuất nông nghiệp mang tính đặc thù, có thu nhập cao,
thể hiện theo nhiều phương thức, thu hút và tạo nhiều công ăn việc làm cho người
lao động, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và xoá đói giảm nghèo ở các vùng
nông thôn. Câu lạc bộ tuyên truyền sâu rộng cho người nuôi ong về tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm, cập nhật thông tin kinh tế thị trường để kịp thời điều chỉnh kế
hoạch sản xuất của họ.Tiến hành xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với đặc điểm
quy mô sản xuất của từng hộ gia đình, từng bước thực hiện VIETGAP trong sản xuất
Mật ong.
Về công tác phát triển tổ chức Hội: Các chi Hội thường xuyên tổ chức
sinh hoạt tại trại, để học hỏi chuyên môn cũng như giúp đỡ hổ trợ cho Hội viên
mới. Hội nuôi ong Tỉnh liên kết với các các chuyên gia trong và ngoài tập huấn
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế
giới cho người nuôi ong. Kết hợp với Công ty cổ phần ong mật Đồng Nai tổ chức hội
thảo, toạ đàm về nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm trên đàn ong,
với hơn 400 lượt hội viên và người nuôi ong tham gia. Trong điều kiện gặp rất
nhiều khó khăn, công tác tổ chức của Hội cũng đạt được những kết quả nhất định:
Tính đến tháng 06/2023 Hội nuôi ong Tỉnh có 18 tổ với tổng số 147 hội viên tham
gia. Phong trào phát triển kinh tế hộ nuôi ong tuy đạt được những kết quả rất
đáng trân trọng, nhưng so với tiềm năng của Tỉnh thì còn rất hạn chế.

Ông Nguyễn Văn Trường giới
thiệu trang trại ong mật cho hiệu quả kinh tế cao.
Về
công tác tư vấn, phản biện: Hội đã phối hợp với các cấp, ngành trong việc xây dựng
chủ trương, chính sách phát triển nghề nuôi và chế biến các sản phẩm từ ong;
tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tiêu thụ các sản phẩm từ ong; tập huấn nuôi
ong cho nông dân, tổ chức tham quan, học tập cho hội viên để nâng cao trình độ
kỹ thuật, chuyên môn phục vụ cho nuôi, chế biến các sản phẩm từ ong...
Để
đạt được những kết quả trên là do Hội luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
UBND tỉnh Đồng Nai, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Đồng Nai, Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Đồng Nai và sự phối hợp của các ngành, các cấp
trong tỉnh. Nhờ đó Hội đã thực hiện và đạt một số kết quả nhất định so với
phương hướng hoạt động của Hội đã đề ra - nhất là trong các hoạt động tư vấn -
phản biện; thông tin - tuyên truyền. Bên cạnh những mặt đạt được trong công
tác, đơn vị cũng đã nhìn nhận thấy những điểm khó khăn và tồn tại cần khắc phục
đó là: Các thành viên trong Ban Chấp hành đều là các cán bộ kiêm nhiệm nên đôi
khi thực hiện công việc chưa sâu sắc. Sau khi Mỹ áp thuế Chống bán giá đối với
mật ong Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho Hội nuôi ong nói riêng và ngành ong Việt
Nam nói chung. Mật ong xuất qua thị trường Mỹ phải gánh thêm mức thuế chống bán
phá giá nên giá bán rất thấp, trong khi chi phí sản xuất tăng cao. Hầu như mọi
người nuôi ong đều rất khó khăn để sống với nghề. Trong khi, thị trường Châu Âu
thì yêu cầu chất lượng rất nghiêm ngặt. Ngành ong Việt Nam muốn tồn tại thì cần
phải thay đổi tập quán nuôi ong.
Trong
thời gian tới Hội Nuôi ong tập trung xây dựng đội ngũ các nhà nuôi ong có kinh
nghiệm, tạo điều kiện trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh
tế ngành ong. Củng cố và phát triển Hội vững mạnh gắn liền với sự phát triển
kinh tế nghề nuôi ong trong tỉnh. Phấn đấu xây dựng Hội vững mạnh và là chổ dựa
vững chắc cho người nuôi ong trong tỉnh. Hội gắn kết chặc chẻ với Sở Nông Nghiệp
và PTNT; Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Đồng Nai; Trung tâm nghiên cứu ong TW và
các trại nuôi ong trong tỉnh tiến hành thực hiện nghiên cứu, ứng dụng và đưa ra
sản xuất các giống ong có năng xuất chất lượng cao, có khả năng chống chịu bệnh
tật tốt nhằm duy trì đàn giống gốc của tỉnh. Tập huấn kinh tế, kỹ thuật, cập nhật
thông tin cho người nuôi ong; Chuyển giao các tiến bộ KHKT đã được thực nghiệm
vào sản xuất đại trà. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan thông tin đại chúng
trong việc tuyên truyền về hoạt động của hội và nghề nuôi ong trong tỉnh. Nhằm
nâng cao việc sử dụng sản phẩm từ ong như là một loại thực phẩm thông dụng có lợi
cho sức khoẻ của con người.
Lê Tân